ÔNG TRĂM TUỔI TRÈO QUA CỬA SỔ VÀ BIẾN MẤT – Jonas Jonasson

  • Tên nguyên bn tiếng Thy Đin: Hundraåringen som klev ut genom fönstret och försvann
  • Th loi: Tiu thuyết
  • Người dch: Phm Hi Anh
  • NXB Tr (2015)

oldman

Trời, không biết nói gì luôn ngoài ba từ: QUÁ-XUẤT-SẮC !

Đã lâu rồi tớ chưa đọc được cuốn tiểu thuyết nào khiến tớ mất ăn mất ngủ như vậy. Không thể nào dứt được câu chuyện ra khỏi đầu và cho tới lúc đọc đến trang cuối tớ vẫn còn tiếc rẻ, biết vậy đọc từ từ cho lâu hết.

Cái hay của câu chuyện này nằm ở chỗ tác giả đã liên kết những sự kiện lịch sử – chính trị nổi bật với cuộc hành trình tuổi trẻ đầy ngẫu nhiên và thú vị của cụ Allan – nhân vật chính của chúng ta. Theo như lời giới thiệu sách của Trẻ mà tớ rất tâm đắc là: “từ những năm trước Thế chiến thứ nhất đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh sau Thế chiến thứ hai, từ nước Nga Xô Viết đến nước Mỹ siêu cường và nước Trung Quốc con rồng đang lên ở Viễn Đông.” Đọc xong chuyện này tớ những muốn đi tìm lại thông tin về tất cả những sự kiện được nhắc đến, vì cách mà tác giả Jonas giải thích những ẩn khuất đằng sau tấm màn chính trị của các quốc gia thời bấy giờ quá là hay ho đi, và theo như ông í thì chính xác là cụ Allan ngầu hơn trái bầu (chứ còn ai vào đây) đã làm loạn cả thế giới này bằng những suy nghĩ và hành động rất vô tư (dù láu cá ngầm) của cụ.

Một điểm hay khác là giọng văn châm biếm đầy hóm hỉnh của chính tác giả, được dịch giả Phạm Hải Anh chuyển ngữ rất thành công. Đọc vào câu đầu tiên là thấy ngay: “Có lẽ thiên hạ cứ tưởng cụ đã rắp tâm từ trước và còn tỉnh táo thông báo cho những người xung quanh quyết định của mình. Nhưng cụ Allan Karlsson chẳng bao giờ nghĩ ngợi gì quá lâu.” Cấu trúc của tiểu thuyết được viết theo dạng vòng lặp kiểu như này: Hiện tại (1) – quá khứ  (1) – hiện tại (2, 3, 4…) đan xen quá khứ (2, 3, 4…) – trở lại hiện tại (1) đưa người đọc đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Từng trang quá khứ được lật lại và từng giây phút hiện tại đang diễn ra đều dần dần hé lộ từng lớp vỏ bọc tính cách của cụ Allan. Từ một cậu bé tạp vụ nghèo ít học trở thành một anh chuyên gia nguyên tử được các quốc gia săn đón cùng những mối quan hệ và ân tình với toàn các bác các chú tai to mặt lớn, tớ đã ngờ ngợ rằng đây là một thể loại truyền cảm hứng phấn đấu bằng tư tưởng “keep moving forward” rồi thì tớ phát hiện ra sự thật là … đúng như thế. Những chi tiết thể hiện ý tưởng đó dù nhỏ nhặt và giản dị như “Nhưng cậu  hiểu rằng cha mình đã chết, mẹ bị ho và chiến tranh đã kết thúc. Bản thân cậu, ở tuổi 13, đã đặc biệt thành thạo với việc chế tạo thuốc nổ (…).  Một ngày nào đó nó sẽ có ích, Allan nghĩ, (…).” hay “Và vào buổi tối khi hầu hết thanh niên trai tráng tại căn cứ Los Alamos vào thị trấn để tán gái thì Allan ngồi trong thư viện cấm ở căn cứ và nghiên cứu kỹ thuật làm pháo hoa cao cấp.” cũng đều lưu lại trong tâm trí tớ rất lâu.

 

ong-tram-tuoi-film
Ô có cả phim nữa này!

 

Còn rất là nhiều những khía cạnh hay ho khác nữa xung quanh câu chuyện về cụ Allan và thế giới quan của chính tác giả lấp ló dưới một giọng văn cường điệu mà thản nhiên hết biết, tớ sẽ ngừng tại đây chờ các cậu tự khám phá đấy. Nếu các cậu đọc xong rồi và cũng thích thú như tớ thì hãy tìm thử một cuốn nữa cùng tác giả và dịch giả này: Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử. Tớ thì chưa đọc đâu nhưng nếu có lần nào lại đi lang thang các hàng sách mà tóm được cuốn này tớ chắc chắn sẽ sẵn lòng mở hầu bao ngay và luôn không phải đắn đo tí tẹo nào!!!

ZAZIE TRONG TÀU ĐIỆN NGẦM – Raymond Queneau

  • Tên nguyên bn tiếng Pháp: Zazie dans le métro
  • Th loi: Tiu thuyết
  • Người dch: Cm Thơ 
  • NXB Tr (2012) – T sách CÁNH CA M RNG

zazie-di-tau-dien-ngam

Tớ không biết phải viết gì cho cuốn này, vì bản thân tớ sau khi đọc xong không đọng lại nhiều cảm xúc lắm. Nhớ lại lúc đọc những trang đầu tiên sau một buổi lang thang vô định rồi lạc về nhà sách Hà Nội ( hừm…) tớ đã rất thích thú và quyết định mua ngay tắp lự, nhưng cảm giác ấy nhanh chóng tan biến mất sau khoảng… vài chục trang đầu tiên.

Sau Lolita, đây là một minh chứng sống động thứ hai trong lịch sử đọc tiểu thuyết của tớ từ bấy đến giờ cho câu châm ngôn “Traduire c’est trahir” – Dịch là phản. Không tớ không muốn phủ nhận công lao và trí tuệ của những nhà dịch giả, càng không muốn tỏ ra mình hơn người hay có ý kiến trái chiều so với đám đông. Chỉ là tớ… không cảm được. Rất, rất, rất rất rất (x 100 lần) khó khăn để chuyển ngữ cho trọn vẹn ý nghĩa, cứ đem số ấy nhân lên bẩy lần bẩy bốn chín lần thì sẽ ra mức độ khó khăn khi vừa phải dịch ý vừa phải thể hiện sự đặc sắc của các cách chơi chữ (“jongler avec les mots”- tung hứng với những con chữ) hay các biện pháp tu từ, hoặc sự cải cách ngôn ngữ mà trên văn đàn Pháp thời bấy giờ, chú Raymond nhà ta đang là sếp sòng đầu đảng Oulipo.

Nói tóm lại nhé, tớ chẳng đủ trình độ để hiểu thấu được những cái hay của truyện này, mà một khi đã như thế thì theo kinh nghiệm của tớ, ta nên xếp nó lại, để qua một bên và quên nó đi trong vòng.. 2-3 năm gì ấy, cho đến khi kiến thức của tớ về các thể loại này khá khẩm hơn bây giờ một tí.

Dù sao thì, tớ có lục lọi được một bài viết khá hay (chắc chắn là hay hơn mấy dòng lèo nhèo từ đầu đến giờ của tớ) viết về những gì diễn ra trong truyện để các cậu tham khảo trong trường hợp các cậu muốn biết Zazie đã đi tàu điện ngầm như thế nào. Đây, mời các cậu cùng xem !

Bài viết Điểm sách về Zazie của Hoa và Giang (hay là Giang và Hoa ?)

 

zazie-dans-le-metro
Nhìn ghét không!