CHA VÀ CON – Tony Parsons

  • Tên nguyên bn tiếng Anh: Man and Boy
  • Th loi: Tiu thuyết 
  • Người dch: Nguyễn Liên Hương
  • Nhã Nam & NXB Lao Động (2015)

cha-va-con

 

Đúng như cái tên câu chuyện, CHA và CON xoay quanh những người  cha, và những đứa con của hai thế hệ liền kề. Harry, nhân vật chính là chiếc bản lề kết nối hai thế hệ ấy. Anh vừa là cha đơn thân của một đứa trẻ sinh ra trong thời đại này, vừa là con độc nhất của một bác lính già can trường, người đã từng kinh qua chiến tranh và là hình mẫu của một ông bố mẫu mực bậc nhất trên đời.

Thật ra thì Harry vốn dĩ không phải là cha đơn thân. Từ khi còn rất trẻ anh đã phải lòng và kết hôn với Gina, vợ anh. Mọi thứ bắt đầu khi Harry tiến đến một cột mốc mới đánh dấu nửa đời người: tuổi 30 và quyết định kỷ niệm  con số ấy bằng một hành động “thông minh tuyệt đỉnh” luôn: ngoại tình, để Gina bắt gặp và rồi cuộc đời anh tưởng như không thể ”tuyệt” hơn thì anh bị chính người đồng nghiệp, từng kề vai sát cánh với anh từ những ngày đầu tiên gầy dựng sự nghiệp, sa thải. Thế là từ đây, anh chàng bắt đầu có nhiều cơ hội, và thời gian, dĩ nhiên rồi, để đặt ra những câu hỏi về người cha trong anh, và hình mẫu người cha tuyệt vời mà anh may mắn có được.

Tớ bảo này.

Các cậu có bao giờ nghĩ về thời đại mà chúng ta đang sống trong. Ở đó, vứt bỏ và tìm kiếm cái mới luôn là lựa chọn đầu tiên, vì nó dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng hàn gắn một thứ gì đã hư hỏng và cũ nát? Ở đó, chúng ta bắt gặp vô số những hạt nhân xã hội khuyết tật, với những đứa con không có cha, không có mẹ, hoặc bị gán ghép với nhau một cách chắp vá? Ở đó, những người lớn “tự cho mình quá nhiều cơ hội” đã cùng nhau tạo nên sản phẩm là những đứa trẻ với tâm hồn trống rỗng, hay mãi mang trong lòng đau đáu một vết thương? Thật đấy, chúng ta có quyền gì, mà tự biện hộ cho những quyết định vội vã và thiếu suy nghĩ của mình bằng sự bốc đồng của tuổi trẻ, để rồi những đứa trẻ vô tội phải chịu vạ lây vì chúng ta? Ừ biết rồi, khổ lắm, nói mãi, tuổi trẻ khốn nạn vậy đó. Ta chẳng  bao giờ suy nghĩ đến những hậu quả mai sau. Và rồi ta không chỉ mang khốn khổ đến cho tương lai của mình, mà còn đến cả những thế hệ sau mình nữa.

Đến đây thì tớ cạn lời, các cậu ạ. Còn hơn cả tình phụ tử, Tony Parsons chắc chắn không chỉ đã “vẽ nên một bức tranh cười ra nước mắt nhưng thấm thía về cuộc đời một người cha chưa-trưởng-thành đơn thân”, mà còn là bức tranh ảm đạm về một xã hội tương lai đầy những mảnh vỡ trái tim, khởi nguồn từ vô số những gia đình tan nát.

ÔNG TRĂM TUỔI TRÈO QUA CỬA SỔ VÀ BIẾN MẤT – Jonas Jonasson

  • Tên nguyên bn tiếng Thy Đin: Hundraåringen som klev ut genom fönstret och försvann
  • Th loi: Tiu thuyết
  • Người dch: Phm Hi Anh
  • NXB Tr (2015)

oldman

Trời, không biết nói gì luôn ngoài ba từ: QUÁ-XUẤT-SẮC !

Đã lâu rồi tớ chưa đọc được cuốn tiểu thuyết nào khiến tớ mất ăn mất ngủ như vậy. Không thể nào dứt được câu chuyện ra khỏi đầu và cho tới lúc đọc đến trang cuối tớ vẫn còn tiếc rẻ, biết vậy đọc từ từ cho lâu hết.

Cái hay của câu chuyện này nằm ở chỗ tác giả đã liên kết những sự kiện lịch sử – chính trị nổi bật với cuộc hành trình tuổi trẻ đầy ngẫu nhiên và thú vị của cụ Allan – nhân vật chính của chúng ta. Theo như lời giới thiệu sách của Trẻ mà tớ rất tâm đắc là: “từ những năm trước Thế chiến thứ nhất đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh sau Thế chiến thứ hai, từ nước Nga Xô Viết đến nước Mỹ siêu cường và nước Trung Quốc con rồng đang lên ở Viễn Đông.” Đọc xong chuyện này tớ những muốn đi tìm lại thông tin về tất cả những sự kiện được nhắc đến, vì cách mà tác giả Jonas giải thích những ẩn khuất đằng sau tấm màn chính trị của các quốc gia thời bấy giờ quá là hay ho đi, và theo như ông í thì chính xác là cụ Allan ngầu hơn trái bầu (chứ còn ai vào đây) đã làm loạn cả thế giới này bằng những suy nghĩ và hành động rất vô tư (dù láu cá ngầm) của cụ.

Một điểm hay khác là giọng văn châm biếm đầy hóm hỉnh của chính tác giả, được dịch giả Phạm Hải Anh chuyển ngữ rất thành công. Đọc vào câu đầu tiên là thấy ngay: “Có lẽ thiên hạ cứ tưởng cụ đã rắp tâm từ trước và còn tỉnh táo thông báo cho những người xung quanh quyết định của mình. Nhưng cụ Allan Karlsson chẳng bao giờ nghĩ ngợi gì quá lâu.” Cấu trúc của tiểu thuyết được viết theo dạng vòng lặp kiểu như này: Hiện tại (1) – quá khứ  (1) – hiện tại (2, 3, 4…) đan xen quá khứ (2, 3, 4…) – trở lại hiện tại (1) đưa người đọc đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Từng trang quá khứ được lật lại và từng giây phút hiện tại đang diễn ra đều dần dần hé lộ từng lớp vỏ bọc tính cách của cụ Allan. Từ một cậu bé tạp vụ nghèo ít học trở thành một anh chuyên gia nguyên tử được các quốc gia săn đón cùng những mối quan hệ và ân tình với toàn các bác các chú tai to mặt lớn, tớ đã ngờ ngợ rằng đây là một thể loại truyền cảm hứng phấn đấu bằng tư tưởng “keep moving forward” rồi thì tớ phát hiện ra sự thật là … đúng như thế. Những chi tiết thể hiện ý tưởng đó dù nhỏ nhặt và giản dị như “Nhưng cậu  hiểu rằng cha mình đã chết, mẹ bị ho và chiến tranh đã kết thúc. Bản thân cậu, ở tuổi 13, đã đặc biệt thành thạo với việc chế tạo thuốc nổ (…).  Một ngày nào đó nó sẽ có ích, Allan nghĩ, (…).” hay “Và vào buổi tối khi hầu hết thanh niên trai tráng tại căn cứ Los Alamos vào thị trấn để tán gái thì Allan ngồi trong thư viện cấm ở căn cứ và nghiên cứu kỹ thuật làm pháo hoa cao cấp.” cũng đều lưu lại trong tâm trí tớ rất lâu.

 

ong-tram-tuoi-film
Ô có cả phim nữa này!

 

Còn rất là nhiều những khía cạnh hay ho khác nữa xung quanh câu chuyện về cụ Allan và thế giới quan của chính tác giả lấp ló dưới một giọng văn cường điệu mà thản nhiên hết biết, tớ sẽ ngừng tại đây chờ các cậu tự khám phá đấy. Nếu các cậu đọc xong rồi và cũng thích thú như tớ thì hãy tìm thử một cuốn nữa cùng tác giả và dịch giả này: Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử. Tớ thì chưa đọc đâu nhưng nếu có lần nào lại đi lang thang các hàng sách mà tóm được cuốn này tớ chắc chắn sẽ sẵn lòng mở hầu bao ngay và luôn không phải đắn đo tí tẹo nào!!!