CHA VÀ CON – Tony Parsons

  • Tên nguyên bn tiếng Anh: Man and Boy
  • Th loi: Tiu thuyết 
  • Người dch: Nguyễn Liên Hương
  • Nhã Nam & NXB Lao Động (2015)

cha-va-con

 

Đúng như cái tên câu chuyện, CHA và CON xoay quanh những người  cha, và những đứa con của hai thế hệ liền kề. Harry, nhân vật chính là chiếc bản lề kết nối hai thế hệ ấy. Anh vừa là cha đơn thân của một đứa trẻ sinh ra trong thời đại này, vừa là con độc nhất của một bác lính già can trường, người đã từng kinh qua chiến tranh và là hình mẫu của một ông bố mẫu mực bậc nhất trên đời.

Thật ra thì Harry vốn dĩ không phải là cha đơn thân. Từ khi còn rất trẻ anh đã phải lòng và kết hôn với Gina, vợ anh. Mọi thứ bắt đầu khi Harry tiến đến một cột mốc mới đánh dấu nửa đời người: tuổi 30 và quyết định kỷ niệm  con số ấy bằng một hành động “thông minh tuyệt đỉnh” luôn: ngoại tình, để Gina bắt gặp và rồi cuộc đời anh tưởng như không thể ”tuyệt” hơn thì anh bị chính người đồng nghiệp, từng kề vai sát cánh với anh từ những ngày đầu tiên gầy dựng sự nghiệp, sa thải. Thế là từ đây, anh chàng bắt đầu có nhiều cơ hội, và thời gian, dĩ nhiên rồi, để đặt ra những câu hỏi về người cha trong anh, và hình mẫu người cha tuyệt vời mà anh may mắn có được.

Tớ bảo này.

Các cậu có bao giờ nghĩ về thời đại mà chúng ta đang sống trong. Ở đó, vứt bỏ và tìm kiếm cái mới luôn là lựa chọn đầu tiên, vì nó dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng hàn gắn một thứ gì đã hư hỏng và cũ nát? Ở đó, chúng ta bắt gặp vô số những hạt nhân xã hội khuyết tật, với những đứa con không có cha, không có mẹ, hoặc bị gán ghép với nhau một cách chắp vá? Ở đó, những người lớn “tự cho mình quá nhiều cơ hội” đã cùng nhau tạo nên sản phẩm là những đứa trẻ với tâm hồn trống rỗng, hay mãi mang trong lòng đau đáu một vết thương? Thật đấy, chúng ta có quyền gì, mà tự biện hộ cho những quyết định vội vã và thiếu suy nghĩ của mình bằng sự bốc đồng của tuổi trẻ, để rồi những đứa trẻ vô tội phải chịu vạ lây vì chúng ta? Ừ biết rồi, khổ lắm, nói mãi, tuổi trẻ khốn nạn vậy đó. Ta chẳng  bao giờ suy nghĩ đến những hậu quả mai sau. Và rồi ta không chỉ mang khốn khổ đến cho tương lai của mình, mà còn đến cả những thế hệ sau mình nữa.

Đến đây thì tớ cạn lời, các cậu ạ. Còn hơn cả tình phụ tử, Tony Parsons chắc chắn không chỉ đã “vẽ nên một bức tranh cười ra nước mắt nhưng thấm thía về cuộc đời một người cha chưa-trưởng-thành đơn thân”, mà còn là bức tranh ảm đạm về một xã hội tương lai đầy những mảnh vỡ trái tim, khởi nguồn từ vô số những gia đình tan nát.